VENEER LÀ GÌ ? SO SÁNH VENEER VÀ GỖ TỰ NHIÊN TRONG NỘI THẤT

Gỗ tự nhiên và gỗ veneer có vẻ ngoài giống nhau đến 99%. Tuy nhiên làm cách nào để phân biệt? Loại nào tốt hơn? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

1. Đặc điểm cấu tạo của veneer và gỗ tự nhiên

Cấu tạo của gỗ tự  nhiên: chúng được xử ra trực tiếp cây gô thịt trong rừng. Sau quá trình tẩm sấy thì tạo ra những sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ giường, tủ bếp,… Chúng là 100% hoàn toàn từ gỗ thịt tự nhiên nên có độ bền cao, chắc chắn và rất đẹp mắt.

so-sanh-phan-biet-go-veneer-va-go-tu-nhien

Gỗ tự nhiên sau khi khai thác từ rừng

Còn gỗ veneer: bao gồm 2 lớp cơ bản, lớp bên trong là cốt gỗ công nghiệp, còn bên ngoài là lớp veneer được lạng ra từ thân cây gỗ tự nhiên. Miếng Veneer chỉ dày từ 1 Rem cho đến 2 ly là nhiều, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều miếng gỗ Veneer. Gỗ veneer mang cả đặc điểm của gỗ tự nhiên lẫn gỗ công nghiệp.

Bề mặt của gỗ veneer được lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt không khác gì gỗ tự nhiên.

so-sanh-phan-biet-go-veneer-va-go-tu-nhien-01

Bảng miếng veneer được lạng từ gỗ tự nhiên

2. Ưu nhược điểm của gỗ veneer và gỗ tự nhiên

2.1. Ưu/nhược điểm gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có ưu điểm về độ bền cao, chắc chắn và vân gỗ uốn lượn đẹp mắt. Đặc biệt chúng có độ bền lý tưởng nếu được xử lý kỹ thuật tốt và được sử dụng trong môi trường lý tưởng. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên cũng phải đối diện với việc mối mọt, cong vênh khi thời tiết chuyển mùa, giá thành của gỗ tự nhiên cũng rất cao. Khi mà hiện nay gỗ tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm thì việc dùng gỗ tự nhiên nhiều vô tình hủy hoại môi trường sinh thái, diện tích rừng bị thu hẹp khiến nhiệt độ nền của trái đất tăng cao.

2.2. Ưu nhược điểm của gỗ veneer

Gỗ veneer có vẻ đẹp như gỗ tự nhiên với giá thành vô cùng hợp lý. Khả năng chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt khá sáng. Đặc biệt là cấu tạo của cốt gỗ veneer có tính đồng nhất nên không xảy ra tình trạng thay đổi khi chuyển mùa. Gỗ veneer cũng được đánh giá cao về khả năng trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, …mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình.  Nếu sử dụng cốt gỗ thịt được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger – ngón tay) để tạo ra độ dài, rộng thì gỗ Veneer lại được biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Các bề mặt gỗ veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên

Nhược điểm của gỗ veneer là chúng không chịu được nước bởi lớp veneer ở bề mặt ngoài khá mỏng, cốt gỗ công nghiệp cũng kháng nước ở mức độ vừa phải. Khả năng chống xước không tốt và dễ ảnh hưởng bởi lõi gỗ bên trong. Vậy nên, gỗ veneer chỉ được sử dụng ở những nơi quanh năm không tiếp xúc nước, không ẩm mốc, cố định và ít di chuyển.

3. Cách phân biệt gỗ veneer và gỗ tự nhiên

Bề mặt ngoài của veneer và gỗ tự nhiên giống nhau đến 90%. Vậy có cách nào để phân biệt gỗ veneer và gỗ tự nhiên? Gỗ veneer và gỗ tự nhiên khác nhau như thế nào?

  • Cách 1: So sánh bề mặt của gỗ 

Chúng ta có thể nhìn bề mặt trước và sau của sản phẩm. Gỗ tự nhiên được cắt xẻ trực tiếp từ một cây gỗ nên cả 2 mặt sẽ sự tương đồng nhất định về thớ gỗ và vân gỗ. Ngược lại gỗ veneer khó đạt được sự tương đồng về thớ gỗ và vân gỗ giữa 2 mặt.

  • Cách 2: Nhận biết bằng cách xem mặt cắt

Xem mặt cắt gỗ veneer và gỗ tự nhiên để nhận ra sự khác biệt. Gỗ tự nhiên có thớ gỗ tương đồng nhau. Còn nếu mặt cắt lộ rõ nhiều lớp riêng biệt là gỗ veneer.

  • Cách 3: Chà lên bề mặt gỗ

Dùng vật sắc nhọn hoặc giấy nhám chà lên bề mặt gỗ. Vì gỗ Veneer là loại được dán một lớp cực mỏng lên bề mặt (chỉ từ 0,3 – 0,6mm) nên khi chà mạnh sẽ nhận thấy phần bên trong lộ rõ sự không tương đồng về màu sắc, vân gỗ với lớp trên cùng. Còn gỗ tự nhiên có chà thế nào chúng vẫn có bề mặt như nhau.

Đây chính là các thủ công khá đơn giản để bạn nhận biết được đó là gỗ veneer hay tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đã hoàn thiện thì lại làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vậy nên, gia chủ cần tìm đơn vị thi công – sản xuất nội thất uy tín để có thể cung cấp cho quý vị sản phẩm đẹp và chất lượng.

4. Ứng dụng của gỗ veneer

Gỗ veneer và gỗ tự nhiên đều có vẻ thẩm mỹ tương đương nhau. Tuy nhiên, gỗ Vener có giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng hơn. Với công nghệ tiên tiến hiện nay chúng ta có thể tạo được nhiều kiểu dáng, hình khối bằng gỗ công nghiệp phủ Veneer. Độ sáng bóng của Veneer tạo nên hiệu ứng rất sang trọng và phù hợp với những phong cách thiết kế đang thịnh hành

Hình ảnh bàn ăn ứng dụng vân Veneer macassar

5. Một số loại vân gỗ Veneer hay được sử dụng trong nội thất cao cấp

VENEER MACCASAR 

Là loại vân được sử dụng rộng rãi nhất trong đồ nội thất cao cấp. Maccasar hay còn gọi là gỗ mun sọc một loại gỗ rất quý hiếm và có vân gỗ đẹp, độc đáo vì vậy mà giá thành của loại gỗ này rất đắt đỏ và không dễ để có được một vật dụng gỗ maccasar tự nhiên. Vì vậy vân Veneer maccasar được sản xuất nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm cũng như đem vẻ đẹp của loại gỗ này đến được với nhiều người yêu thích nó hơn.

VENEER ÓC CHÓ

Veneer óc chó được làm từ thành phần là cây óc chó, mỗi tấm veneer này có độ dày phổ biến nhất là tầm 0,3mm. Sau khi lạng mỏng thành tấm thì chúng được mang đi gia công làm nhẵn, tăng độ bóng sau đó sẽ được ép vào các cốt gỗ công nghiệp để cho ra thành phẩm. Màu sắc và đường vân của những tấm veneer óc chó mang lại sẽ không khác gì với sản phẩm nội thất 100% từ cây óc chó cả. Màu sắc nâu nhạt với những đường vân nổi bật khiến cho các sản phẩm làm từ loại ván gỗ veneer trở nên sang trọng, quyến rũ nhưng so với các đồ nội thất gỗ óc chó tự nhiên thì giá thành chỉ còn ¼.

VENEER SỒI

Cũng giống như là các loại gỗ veneer khác thì veneer sồi cũng được làm ra từ cây sồi tự nhiên. Cây sồi khá phổ biến ở nhiều nước, đặt biệt là ở Mỹ, Canada, Trung Quốc. Với ưu điểm nổi bật của loại cây này chính là có phần thân lớn, cho chất lượng gỗ tốt nên dễ dàng chế biến và mang lại một lượng lớn gỗ veneer.

Chúng cũng sở hữu cho mình 2 loại màu sắc cực kỳ bắt mắt là: trắng nhạt hay nâu đỏ, giống như màu của 2 loại gỗ sồi phổ biến (gỗ sồi đỏ và gỗ sồi trắng). Những đường vân gỗ của loại veneer sẽ có đường nét mềm mại, hơi cong. Phần bề mặt gỗ rất mịn màng, các thớ đẹp đều nhau. Giá thành của các sản phẩm làm bằng veneer gỗ sồi thường sẽ rẻ hơn ⅓ lần so với đồ nội thất làm hoàn toàn 100% từ cây sồi tự nhiên.

Hy vọng với tất cả những thông tin phía trên, các bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn để có thể đưa ra quyết định thiết kế, thi công hay mua sắm đồ nội thất cho tổ ấm của mình.